Hotline
0939 521 234
tong quan du an van phat avenue

Những khó khăn của cảng Trần Đề

tháng 6 10, 2019
Bộ trưởng bộ giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể đã có những cuộc họp, đề xuất xây dựng cảng nước sâu Trần Đề. Cùng điểm qua thực tại và khó khăn cho việc xây dựng cảng này. 

Lợi ích của cảng Trần Đề 

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa lớn, là nguồn thủy sản và trái cây cho cả nước. Chính vì thế, nhu cầu vận chuyển hàng hóa là điều cần thiết nhưng hạ tầng giao thông đường thủy và đường bộ của khu vực lại không đồng bộ, khả năng vận chuyển thấp và tốn nhiều chi phí cho khâu vận chuyển. 


Vị trí cảng Trần Đề
Vị trí cảng Trần Đề
Để vận chuyển hàng hóa nội địa thì các tỉnh ven biển, ven sông 57 cảng nội địa và 3.988 bến thủy nội địa hiện có để tập kết hàng hóa vận chuyển bằng đường thủy. Và đường thủy cũng là lợi thế của khu vực Tây Nam bộ. Cũng chính vì lợi thế này mà đường sắt và hàng không không được chú trọng đầu tư.

Như thế, cảng Trần Đề được xây dựng sẽ giảm chi phí vận chuyển từ ĐBSCL đi các khu vực và quốc gia khác. Điều này gia tăng tính cạnh tranh sản phẩm và nâng cao vị thế sản phẩm trong nước.

Những khó khăn tồn tại

Nguồn vốn lớn

Tổng nguồn vốn cho việc xây dựng cảng Trần Đề mất 4.1 tỷ đô la tương đương với 95 ngàn tỷ vnd. Đây là con số dự kiến ban đầu. Tại Việt Nam luôn có việc đội vốn gấp nhiều lần. Tính sơ bộ với số tiền 95 ngàn tỷ thì đây là số tiền gấp 2 lần số tiền bỏ ra xây dựng tuyến metro số 1. Tuyến Metro số 1 tại Tp.HCM đang vị vướng do nguồn tiền còn chưa đủ thì dự án cảng Trần Đề càng là dấu hỏi lớn hơn.

Hạ tầng phía sau

Đồng bộ với cảng là hệ thống đường bộ toàn khu vực để kết nối với cảng và hệ thống logistics. Tân Cảng Cái Mép Thị Vải tại Vũng Tàu đã hoàn thiện được 2 năm nhưng hiện nay chỉ vận hành được 45% công suất cảng. Một phần nguyên nhân là hệ thống logistics phía sau còn yếu mặc dù Tân Cảng Cái Mép có vị trí tốt hơn, có hạ tầng giao thông đồng bộ là tuyến đường quốc lộ 51. (Tân Cảng Cái Mép mới đón tàu có thể tiếp nhận tàu có công suất 80.000 DWT. Thực tế cảng Cái Mép tiếp nhận được những chuyến tàu lên đến 157.000 DWT).
 
Thực tế cảng Trần Đề
Thực tế cảng Trần Đề
Ngay cả với một khu vực thuộc tứ giác công nghiệp như Vũng Tàu mà cảng chỉ với hoạt động được 50% công suất thì tại vùng đất mới như Tây Nam Bộ còn những khó khăn nào đang chờ.

Bất cập trong việc quy hoạch cảng biển

Lợi thế khu vực và lợi thế địa phương chưa được các tỉnh miền Tây Nam bộ đồng bộ khai thác. Bằng chứng cho việc này là ngay cảng biển cũng được các tỉnh phát triển manh mún với số lượng cảng hiện nay là 57 cảng. Sóc Trăng muốn trở thành tỉnh tiên phong trong lĩnh vực cảng biển nhưng hệ thống cảng tại Cần Thơ còn chưa khai thác hết công suất.

Yếu tố địa lý

Đặc trưng của ĐBSCL là hệ thống sông ngòi mang theo phù sa bồi đắp. Nếu cảng nước sâu đặt tại khu vực này sẽ tốn một khoảng tiền nạo vét hàng năm để có thể đón nhận được các tàu công suất lớn. Cốt nền yếu cũng gây ảnh hưởng đến giao thông đường bộ sẽ tốn chi phí nhiều cho việc bảo trì hệ thống giao thông đường bộ.

Với những khó khăn kể trên, việc xây dựng cảng Trần Đề là việc khó khăn và có nhiều thách thức. Việc xây dựng có thể hoàn thiện nhưng việc đưa vào sử dụng để đạt tối ưu công suất thiết kế cũng là bài toán cần tính đến.


Từ những khó khăn trên cho thấy, việc đầu tư vào cảng Trần Đề cần phải tính toán kỹ lưỡng hơn để bài toán kinh tế của cả vùng đạt lợi ích tối đa. Phát triển lợi thế của từng tỉnh sẽ tạo động lực phát triển kinh tế cho cả vùng.

Nguồn: https://www.vanphat-avenue.com/

Bình luận

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN DỰ ÁN
Đăng ký
ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC